0964694483

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 7:30 - 22:00

Chó bị ghẻ gây ngứa ngáy khó chịu, mất thẩm mỹ phải làm sao? Cách chữa ghẻ cho chó

Thu Hải 3 năm trước 1860 lượt xem

Ghẻ lở  là một bệnh rất phổ biến ở thú cưng của bạn. Nó mang lại rất nhiều phiền phức cho chó của bạn, nó gây ngứa ngáy, rụng lông và mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân vì sao thú cưng của bạn lại bị ghẻ lở? Hãy cùng 4CEPET tìm hiểu nhé.

1. Ghẻ ở chó là bệnh gì?

Con chó bị ghẻ ngứa

Ghẻ lở là tình trạng viêm da gây ra bởi loài ve nhỏ sống ký sinh trên chó. Có hai loại ghẻ lở cơ bản được phân loại dựa trên nguyên nhân và triệu chứng. Điều quan trọng là chủ nuôi cần nhận biết được những dấu hiệu và hiểu được sự khác nhau của từng loại. Mặc dù ghẻ lở rất hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng thú cưng, nhưng việc nhận biết căn bệnh phiền toái này sớm sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn sau này.

2. Nhận biết dấu hiệu chó bị ghẻ ngứa

2.1 Quan sát dấu hiệu ngứa dữ dội

2.2 Kiểm tra tình trạng rụng lông

Bệnh ghẻ ở chó phải làm sao

Bệnh ghẻ lở cục bộ do ký sinh trùng Demodectic (dân gian hay gọi là bệnh xà mâu) ít nghiêm trọng hơn, thường gây ra một hoặc hai mảng "lông thưa" hay trụi lông. Thường thì mảng da nhỏ này sẽ không bị viêm hay kích ứng và không gây ngứa nghiêm trọng.

2.3 Lưu ý với tình trạng những vùng lông thưa hoặc trụi lông lan rộng

 

Khi bệnh ghẻ Demodectic cục bộ không tự khỏi, bệnh thậm chí có thể lan rộng ra phần còn lại trên cơ thể chó, dẫn đến ghẻ lở toàn thân. Những mảng lông thưa hoặc trụi sẽ phát triển nhiều hơn trên cơ thể chó với đường kính có khi xấp xỉ 2,5 cm. Da ở những vùng này sẽ trở nên đỏ, có vảy, và hoặc cứng.

2.4 Kiểm tra xem chân chó có bị sưng hay kích ứng không?

Một số trường hợp ghẻ cục bộ do Demodectic gây ra tình trạng viêm chân Demodectic. Tình trạng này xảy ra khi ve bét gây ghẻ lở ăn sâu hơn vào chân chó, vị trí này rất khó xử lý. Chân chó thường sẽ sưng to và tấy rát. Triệu chứng thường nặng hơn quanh gốc móng và thường đi cùng một chứng viêm nhiễm thứ phát khác.

2.5 Tìm kiếm những mảng da sưng rát, tấy đỏ trên cơ thể bạn hay những người khác trong nhà. 

Một trong những cách để phát hiện bệnh ghẻ lở ở chó là tìm những vết cắn của ve bét trên cơ thể người nuôi. Khi loài ve bét gây bệnh ghẻ lở Sarcoptic lây truyền sang người, chúng có thể gây ra những nốt sưng đỏ trông như vết muỗi đốt. May mắn thay, triệu chứng này hầu như không bao giờ trở nặng. Tuy nhiên, việc phát hiện những triệu chứng này sau khi ở gần chú chó gãi không ngừng là một dấu hiệu đáng tin của bệnh ghẻ Sarcoptic.

2.6 Chú ý rằng những dấu hiệu của bệnh ghẻ lở cũng có khả năng là triệu chứng của một số bệnh (có thể nghiêm trọng) khác ở chó.

Ngứa hoặc mất lông từng mảng cũng là triệu chứng của những bệnh lý dưới da khác như dị ứng, hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát), tiểu đường, cường giáp trạng, và nhiễm ký sinh trùng. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn cần trao đổi với bác sĩ thú y về tình trạng bệnh nhằm áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị thích hợp.

3. Tìm kiếm cái ghẻ

Tìm cái ghẻ ở chó

Bước 1: Giữ lấy một trong hai tai chó. 

Nếu nhận thấy chó bắt đầu gãi nhiều hơn bình thường nhưng bạn không chắc liệu chó có bị ghẻ lở Sarcoptic hay không, phép kiểm tra đơn giản này có thể hữu ích. Dùng tay nhẹ nhàng nhấc một bên tai của chó lên. Cầm phần tai mềm, nhẹ của chó giữa ngón cái và ngón trỏ. Nếu lỡ bị cắn bởi những con ve bét gây ghẻ lở trên cơ thể chó, bạn nên mang găng tay loại dùng một lần.

tìm ve ở chó

Bước 2: Nhẹ nhàng xoa tai chó giữa các ngón tay. 

Dùng ngón cái và ngón trỏ vê hai mép tai chó. Động tác cần chậm rãi, từ tốn và đừng bóp quá mạnh. Trong lúc thực hiện, để ý chân sau cùng phía với bên tai chó mà bạn đang xoa.

Bước 3: Quan sát cử động của chó do ngứa

Quan sát cử động của chân sau như thể chó đang cố vươn lên để gãi tai. Nếu có hiện tượng này, chó của bạn có thể mắc bệnh ghẻ do ve bét Sarcoptic. Trong trường hợp này, bạn nên rửa tay và đem chó đi khám càng sớm càng tốt.

 4. Hiểu về các loại ghẻ lở khác nhau

Phân biệt giữa bệnh ghẻ lở Sarcoptic và Demodectic. Chó có thể mắc phải hai loại ghẻ lở — Sarcoptic và Demodectic. Mặc dù đều có khả năng chuyển biến nghiêm trọng, nhưng hình thái của mỗi bệnh có phần khác với triệu chứng mà chúng thể hiện và bắt nguồn từ nguyên nhân khác nhau. Ghẻ lở Sarcoptic là chứng nhiễm trùng gây ra bởi một loại cái ghẻ lây lan từ những động vật nhiễm bệnh khác. Còn ghẻ lở Demodectic do một loại ve bét khác thường ký sinh trên da chó. Mặc dù đa số chó có thể sống chung với động vật ký sinh này, nhưng đôi khi ve bét sinh sôi quá nhiều, gây ra rụng lông và ngứa.

Hiểu về sự khác nhau giữa bệnh ghẻ Demodex cục bộ và diện rộng. Đặc điểm tiêu biểu của ghẻ lở Demodex cục bộ là mất lông tại một đến hai vị trí. Nguyên nhân có thể là do suy giảm miễn dịch, dị ứng hay bệnh về nội tiết tố, và nếu không được chữa trị, những vùng da loang lổ (dân gian gọi là xà mâu) có thể gia tăng, bị kích ứng và nhiễm trùng, dẫn đến ngứa và hình thành vảy (mài ghẻ).

Tìm hiểu thêm: Những điều bạn cần biết về tình trạng da ở chó, các vấn đề da ở chó cần chú ý

5. Tiến hành điều trị ban đầu và phòng ngừa

Mang chó đi khám. Nếu bạn nghĩ chú chó của mình đã mắc loại bệnh ghẻ nào đó, hãy trao đổi với bác sỹ thú y. Chỉ có bác sỹ thú y đã qua huấn luyện và dày dặn kinh nghiệm mới có khả năng tiến hành những phép chẩn đoán thích hợp để xác định loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa vào những chẩn đoán, bác sỹ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Bởi vì bệnh ghẻ lở hầu như dễ điều trị nhất khi chưa chuyển biến xấu, bạn cần đưa chó đi khám càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo thú cưng trở lại bình thường sớm nhất có thể.

Làm vệ sinh hoặc thay thế tấm lót ổ, vòng cổ chó,... Khi chó bị ghẻ (đặc biệt là ghẻ do Sarcoptes, rất dễ lây), bất kỳ vật thể nào tiếp xúc với lông hoặc da chó gần thời gian đó đều phải được giặt sạch hoặc thay mới ngay (bao gồm tấm lót ổ, vòng cổ, dây xích, áo, nhà cho chó và bàn chải hay vật dụng chăm sóc khác). Việc làm vệ sinh là đặc biệt cấp thiết nếu bạn có thú cưng khác chưa bị lây ghẻ.

Không gây giống chó đang bị ghẻ Demodex. Như đã lưu ý bên trên, chó mắc bệnh ghẻ Demodex nặng đôi khi bị suy yếu hệ thống miễn dịch do di truyền từ chó bố/mẹ. Chính vì điều này, người nuôi đang tiến hành quá trình điều trị bệnh ghẻ lở Demodex lâu dài và gian nan cho chó thường được khuyến cáo không nên gây giống chó của mình. Đối với những con chó chỉ bị ghẻ Demodex cục bộ nhẹ, việc gây giống đôi khi có thể chấp nhận được, đặc biệt là nếu bệnh ghẻ xảy ra khi chó còn nhỏ và đã tự khỏi.

Tách những vật nuôi khác ra khỏi chú chó đang bị ghẻ Sarcoptic. việc cách ly là rất cần thiết vì cái ghẻ có khả năng lây lan rất cao, điều này đảm bảo cho những vật nuôi khác không mắc bệnh. Nếu chú chó mắc bệnh ghẻ Sarcoptic, bạn cần tách riêng nó ngay.  Đừng để chó ngủ, ăn hay chơi gần các con vật khác. Nếu bạn cho rằng con chó hàng xóm bị nhiễm cái ghẻ thì không nên cho chó của mình đến gần. Sau khi khỏi ghẻ hoàn toàn, chú chó có thể hòa nhập với những vật nuôi khác như bình thường.

6. Một số thuốc diệt ve rận cho chó hiện nay

Thuốc diệt ve rận, ghẻ, bọ chét Nexgard cho chó

TÊN SẢN PHẨM

NEXGARD FOR DOGS

SỐ LƯỢNG

1 VIÊN

CÔNG DỤNG

TRỊ VE RẬN, BỌ CHÉT, TRỊ GHẺ CHO CHÓ

SẢN XUẤT TẠI

PHÁP

HẠN SỬ DỤNG

36 THÁNG

TÁC DỤNG NỔI BẬT:

- Trị ve rận, bọ chét trên chó

- Trị viêm da dị ứng do bọ chét

- Trị ghẻ do Demodex

- Xà mâu và do Sarcoptes

- Hiệu quả thuốc kéo dài 1 tháng (30 ngày)

- Có mùi vị thịt bò hấp dẫn dễ ăn, có thể cho ăn trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: Chó từ 8 tuần (2 tháng) tuổi trở lên, chó đang có ve rận bọ chét, ghẻ do Demodex - xà mâu, ghẻ do Sarcoptic hoặc cần phòng ngừa ve rận bọ chét, ghẻ tái phát. Phù hợp với tất cả các giống chó từ giống chó nhỏ như Poodle, Chihuahua, Phốc sóc... đến giống chó lớn như Husky, Becgie, Alaska... Khi dùng cho chó mẹ mang bầu/đang cho con bú/chó dưới 8 tuần tuổi (2 tháng tuổi) hoặc chó dưới 2kg, cần tham khảo ý kiến BSTY.

THÀNH PHẦN:

Viên dành cho chó trọng lượng từ 2 – 4 kg: Afoxolaner 11.3mg.

Viên dành cho chó trọng lượng 4 -10 kg: Afoxolaner 28.3mg.

Viên dành cho chó trọng lượng 10 – 25 kg: Afoxolaner 68.0mg.

Viên dành cho chó trọng lượng 25 – 50 kg: Afoxolaner 136.0mg

CÁCH SỬ DỤNG: Cho ăn trực tiếp trên tay chủ nuôi, hoặc cho ăn cùng thức ăn, không cần nhịn ăn. Lựa chọn loại phù hợp với cân nặng cơ thể chó. Dùng 1 viên cho 1 con. Liều điều trị: Lặp lại mỗi 30 ngày (1 tháng)

LƯU Ý: - Khi dùng cho chó mẹ mang bầu/đang cho con bú/chó dưới 8 tuần tuổi (2 tháng tuổi) hoặc chó dưới 2kg, cần tham khảo ý kiến BSTY. Không dùng thuốc hết hạn sử dụng. Sử dụng thuốc ngay sau khi mở bao bì. Rửa sạch tay sau khi sử dụng sản phẩm. Tùy mức độ nặng nhẹ có thể kết hợp sử dụng cùng các phương pháp điều trị khác để nhanh có hiệu quả hơn như: xịt ve bọ rận môi trường, sát khuẩn môi trường sống, xịt lành da, đeo vòng cổ trị ve bọ rận, bổ sung vitamin da lông... 

Thuốc diệt ve ghẻ, bọ chét trên chó - 1 viên Nexgard

Bất kỳ loại bệnh ghẻ nào cũng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho chó nếu không được chữa trị, Nếu nghi ngờ chó đang mắc bệnh ghẻ lở, bạn cần mang vật nuôi đến phòng khám thú y càng sớm càng tốt. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

1860 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

0 Đánh giá sản phẩm này

Chọn đánh giá của bạn